Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa "khởi động" trên đà phục hồi thì làn sóng dịch bệnh lần 2 đã một lần nữa đặc những thách thức lên các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng. Cụ thể, thị trường xuất khẩu hàng hoá bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp do thiếu nguyên liệu đầu vào, thiếu đơn hàng đầu ra đành phải tạm ngừng hoạt động.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hồi tháng 5 vừa tăng mạnh (20,49%) so với tháng 4 thì một lần nữa, trong IIP tháng 8 trên địa bàn thành phố đã giảm 5,5% so với tháng 7, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, trong 8 tháng đầu năm, IIP toàn ngành công nghiệp giảm sâu 10,8%, đặc biệt giảm mạnh ở những ngành sản xuất quan trọng như công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 10,9%), may mặc (giảm 36,3%),...
Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng trong ngành công nghiệp thành phố đó là 8 tháng đầu năm, các ngành sản xuất thực phẩm như thịt, cá đông lạnh; mỳ, phở, miến, bún,... đều tăng.
Cũng trong giai đoạn này, Đà Nẵng có tới 530 doanh nghiệp giải thể và 1.594 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Mặc dù số doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký đạt 2.8000 doanh nghiệp, tổng vốn điều lệ đạt 15.621 tỷ đồng, nhưng nhìn chung số lượng vẫn giảm 27,8% và số vốn giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đà Nẵng phải đối mặt với tình cảnh éo le: không có nguyên liệu đầu vào dẫn đến thiếu hụt đơn hàng cho đầu ra. Tình hình đại dịch diễn biến phức tạo khiến thông thương chậm, tiến độ giao hàng từ đó cũng chậm hơn.
Hậu quả là nhiều doanh nghiệp không những mất đơn hàng, còn phải bồi thường chi phí chậm tiến độ. Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc thiếu chuyên gia từ nước ngoài do nhu cầu chuyển giao công nghệ và vận hành máy móc.
Những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi các công trình thi công bị đình trệ dẫn đến doanh nghiệp không thể tìm kiếm đơn hàng mới. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp chủ động đổi mới sản phẩm để thích ứng với tình hình, tuy nhiên vẫn không đủ để bù đắp những thiệt hại mà dịch bệnh lần hai đã gây ra. Theo Trí thức trẻ