Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mở ra dư địa mới cho phát triển du lịch liên tỉnh, liên vùng. Đây là tiền đề quan trọng để định hình chiến lược du lịch bền vững, đa trải nghiệm.
![[E] Tạo động lực mới cho phát triển du lịch Lâm Đồng sau sáp nhập- Ảnh 3. [E] Tạo động lực mới cho phát triển du lịch Lâm Đồng sau sáp nhập- Ảnh 3.](https://nguoiduatin.mediacdn.vn/84137818385850368/2025/6/18/anh-1-1750231561086379925391.jpg)
Sau sáp nhập, Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn nhất cả nước, đồng thời sở tài nguyên du lịch đa dạng từ cao nguyên, rừng thông, cho đến đường bờ biển dài.
Ba địa phương ba thế mạnh giờ đây hội tụ thành một "tam giác phát triển" dựa trên trục xanh – sáng tạo – hội nhập.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Y Thanh Hà Niê Kđăm, tỉnh mới Lâm Đồng đang đặt nền móng cho bốn định hướng đột phá chiến lược: Liên kết không gian văn hóa bản địa xuyên vùng; Xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh – thông minh – đa trải nghiệm; Phát triển thương mại thông minh – kết nối chuỗi giá trị liên tỉnh: Cải cách thể chế và đầu tư hạ tầng liên vùng.
Việc tái cấu trúc hành chính không chỉ mang tính kỹ thuật hay tổ chức bộ máy, mà còn đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc lại tư duy phát triển lấy liên kết vùng làm nền tảng, lấy người dân và di sản bản địa làm trung tâm.
Nếu làm tốt, Lâm Đồng sẽ không chỉ là “trái tim của Tây Nguyên”, mà còn là biểu tượng cho một mô hình phát triển bền vững, hài hòa giữa thiên nhiên – văn hóa – con người trong thời đại mới.
![[E] Tạo động lực mới cho phát triển du lịch Lâm Đồng sau sáp nhập- Ảnh 6. [E] Tạo động lực mới cho phát triển du lịch Lâm Đồng sau sáp nhập- Ảnh 6.](https://nguoiduatin.mediacdn.vn/84137818385850368/2025/6/18/anh-4-1750231561154879299512.jpg)
Ông Đạt cho rằng, khi không còn giới hạn bởi tên tỉnh cũ, các điểm đến có thể tự do kết nối, ví dụ kết hợp du lịch biển Bình Thuận với trải nghiệm rừng thông và nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, hay hành trình từ văn hóa cồng chiêng Đắk Nông đến nghỉ dưỡng cao nguyên Đà Lạt rồi ra biển Mũi Né, tất cả trong một hành trình thống nhất, không đứt gãy bởi cơ chế hay hạ tầng.
Còn ông Lê Công Năng - Tổng Giám đốc WonderTour cho rằng chính sự sáp nhập sẽ khiến ngành du lịch Việt thoát khỏi cái bóng manh mún, nhỏ lẻ.
“Lâu nay, mỗi điểm đến phát triển như một ốc đảo tự lập kế hoạch, tự quảng bá, tự gồng mình cạnh tranh. Bây giờ, khi được “gom lại”, du lịch Việt có thể bước sang một giai đoạn phát triển theo cụm, theo vùng, theo chuỗi đó là điều mà các quốc gia thành công đã làm từ rất lâu”, ông Năng nói.
Ông cũng dẫn chứng cụ thể sự kết hợp giữa Tuyên Quang và Hà Giang có thể tạo nên cung đường lịch sử, sinh thái hấp dẫn, hay sự hợp nhất Lào Cai – Yên Bái sẽ mở ra trục du lịch Tây Bắc trọn gói, từ Fansipan đến Mù Cang Chải, thay vì phải phân kỳ tour như trước.
Tái cấu trúc hành chính không chỉ là việc sắp xếp lại bộ máy quản lý, mà là cơ hội định hình lại tư duy làm du lịch của Việt Nam trong thế kỷ 21.
Du lịch không còn bị giới hạn trong ranh giới hành chính tỉnh, mà mở rộng theo vùng sinh thái, theo chuỗi trải nghiệm đa dạng và liền mạch.
Khi rào cản hành chính được tháo gỡ, sự phát triển sẽ mang tính hệ thống, đồng bộ và chiến lược hơn. Khi đó, Việt Nam không chỉ có những điểm đến đẹp mà sẽ sở hữu một bản đồ du lịch thống nhất, có chiều sâu và đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
Thực hiện: KIM THOA
Thiết kế: QUỲNH CHI
NGUOIDUATIN.VN | THỨ 5, 19/6/2025 | 7:30