Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời khí phách Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hằng năm cứ đến ngày 19/5, toàn dân tộc lại như được đắm mình trong không khí đặc biệt, với lòng tự hào của người dân một nước độc lập, tự do, gắn liền với tên tuổi của một con người đẹp nhất: Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời khí phách Việt Nam- Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đại biểu Hội nghị cán bộ Khu tự trị Việt Bắc, ngày 13/3/1960. Ảnh tư liệu

Ngay từ khi còn hoạt động ở châu Âu, năm 1924 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trại Nhi đồng miền Nam tại Hải Phòng tháng 1/1958

Không một việc gì, dù lớn, dù nhỏ đều Vì giai cấp, Vì nhân dân, Vì quần chúng

Có thể thấy rằng, không một việc gì, dù lớn, dù nhỏ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh không tâm niệm một điều: Vì giai cấp, vì nhân dân, vì quần chúng. Đối với Bác, việc lớn, việc nhỏ, việc nào cũng có tầm quan trọng của nó. Dù ngày đêm bận rộn việc nước, Người vẫn luôn quan tâm và gửi thư thăm hỏi các cụ phụ lão, thiếu nhi, phụ nữ, thanh niên, bộ đội du kích... với những lời lẽ chí tình, chí nghĩa, với thái độ trân trọng, khiêm nhường: Viết thư gửi các cụ phụ lão, Người lấy danh nghĩa của một người già, bày tỏ mong mỏi "Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thành đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta"[8]; Trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục Phát Diệm, Cố vấn Chính phủ ngày 7/9/1948, Bác thân mật bày tỏ: "Tôi nhớ cụ lắm. Từ ngày lễ Nôen, tôi có gửi điện chúc cụ, đến nay mới viết thư. Xin cụ nguyên lượng"[9].

Bác còn dành nhiều thời giờ đi thăm các nơi xa gần. Nhiều cuộc đi thăm, Bác không cho báo trước. Khi Bác đi thăm Trường công an Trung ương, nói chuyện tại lớp huấn luyện đào tạo cán bộ hợp tác xã nông nghiệp hay dự Hội nghị cán bộ văn hóa... Khi Bác đi Nam Định, thăm nhà máy dệt, hay đi Bắc Ninh, Thái Bình dự Đại hội sản xuất đông - xuân, thăm đồng bào tỉnh Hưng Yên chống hạn...

Trong suốt 15 năm từ 1955-1969, Hồ Chí Minh đã có hơn 900 chuyến đi để "gần dân" như vậy. Một con số biết nói gắn với hình ảnh một vị nguyên thủ quốc gia tuy tuổi đã cao nhưng vẫn tát nước, đạp guồng chống hạn, thăm hệ thống đê điều, hỏi chuyện nông dân ngay trên cánh đồng đang gặt; Bác kiểm tra tình hình sản xuất trong xưởng máy, động viên bộ đội tại thao trường, đến thăm học sinh, sinh viên tại giảng đường…

Ngày 23/2/1960, trong chuyến thăm Lạng Sơn Bác đã đến thăm Bệnh viện Lạng Sơn một cách bất ngờ. Bác đến khu nhà bếp, khu nhà vệ sinh trước rồi mới đến các khoa thăm hỏi bệnh nhân. Bác nhắc nhở cán bộ công nhân viên ngành y tế cần có tinh thần thái độ phục vụ tốt, phải coi trọng nâng cao tay nghề, chú ý cả việc phục vụ ăn uống cho từng loại bệnh nhân nặng, nhẹ cho chu đáo. Đặc biệt mỗi cán bộ, công nhân viên ngành y tế phải trở thành một cán bộ tuyên truyền giải thích cho đồng bào biết cách phòng bệnh cho họ, cho gia đình. Bản thân cán bộ, công nhân viên y tế cần phải gương mẫu rèn luyện thân thể, có sức khỏe tốt để phục vụ người bệnh được tốt hơn[10]. 

Ngày 17/8/1962, sau khi đi thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hoà Bình, trên đường về qua phà Thia, Bác đột ngột rẽ vào thăm một nhà dân gần đó. Đến nhà, Bác không đi cầu thang chính, mà đi cầu thang phụ, lúc ấy có đồng chí bảo vệ vội bước cả giày lên thang vơ dây quần áo đang phơi cho gọn gàng. Bác ngăn đồng chí đó lại và nói: Các chú phải tôn trọng tập quán dân tộc, trước khi vào nhà sàn phải tháo giày, dép. Bác cúi xuống tháo dép của mình. Một đồng chí định giúp Bác thì Người cảm ơn: "Việc nhỏ bé này Bác tự làm được". Bác ân cần hỏi thăm đời sống và việc sản xuất của gia đình và địa phương, từng người, từng việc một, rồi khen nhà sạch sẽ, thực hiện tốt phong trào vệ sinh, nhưng góp ý kiến là chuồng trâu xa nhà quá mà chuồng gà lại gần sàn quá. Sau đó, với cử chỉ thân tình, Bác hỏi đồng chí lãnh đạo xã: Cháu làm cán bộ xã, vậy nhân dân ở đây đã biết cày ruộng chưa? Biết dùng phân bón chưa? (Bởi thực tế thời gian đó, người dân vùng núi chưa quen dùng trâu bò cày và phân bón). Rồi Bác căn dặn: Các cô, các chú là cán bộ xã thì trước hết phải tìm đủ việc làm cho dân, khuyến khích cho dân sản xuất nhiều hơn nữa để đủ cơm no, áo ấm[11]. Ngày 15/4/1964, Bác về thăm công trường xây dựng hồ chứa nước Suối Hai ở Ba Vì (Sơn Tây, Hà Nội). Người nói chuyện với anh em công nhân và đồng chí trưởng ban kiến thiết công trường. Sau khi hỏi thăm mọi người, Bác hỏi: Đang xây các nhà gì thế đồng chí? Đồng chí Trưởng ban thưa với Bác, nhà cạnh đập kia là nhà nghỉ mát của Tỉnh uỷ, còn các nhà khác là nhà của một số Bộ cũng đang chuẩn bị xây cất nhà nghỉ mát. Nghe xong nét mặt Bác hơi thay đổi, Bác bảo: "Không được. Chú về báo với tỉnh, tại sao không xây nhà nghỉ mát cho công nhân trước, mà lại lo xây nhà nghỉ mát cho lãnh đạo"[12]. Qua những chuyến đi thực tế cơ sở như vậy, ngoài việc động viên, giáo dục, Bác còn muốn tìm hiểu tình hình đời sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân và cách thức làm việc của cán bộ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của từng người dân bình thường nhất, động viên kịp thời từng gương tốt, phê bình góp ý cho cán bộ, lãnh đạo ngay tại địa bàn…

Cả cuộc đời vì nước, vì dân; Cả cuộc đời hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; Suốt đời đặt lợi ích của Đảng, của nước lên trên lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời đầy trách nhiệm như thế. Như một thiên anh hùng ca huyền thoại, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà của những phẩm giá cao quý nhất, "những phẩm giá mà cái xã hội và chế độ đế quốc chủ nghĩa luôn luôn muốn phá huỷ", bởi vì sức sống mãnh liệt và "chính tấm gương của con người mới này - một con người xa lạ với mọi thứ chủ nghĩa cá nhân - con người không thể thiếu được, hiện thân của mọi cái gì là xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là hình ảnh của con người của tương lai"[13] sẽ trường tồn cùng lịch sử.


[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Xuất bản lần thứ 3, H.2021, t.1, tr.284

[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.5, tr.69

[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.6, tr.286-287

[4] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.4, tr.21

[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64-65

[6] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.4, tr.9

[7] Phạm Văn Đồng: Hồ Chủ tịch, lãnh tụ của chúng ta, Nxb Sự thật, H.1963, tr.9

[8] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.4, tr.23

[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t.5, tr.606

[10] Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, Nxb. VHTT, H.1995

[11] Chuyện kể về Bác Hồ, Thái Kim Đỉnh sưu tầm và biên soạn, t.4, Nxb Nghệ An, 2008

[12] Bác Hồ với công nhân, NXB VHTT, tr.144

[13] Xã luận Báo Chiến Đấu, Algeria, 6/9/1969

Vũ Thị Kim Yến

Tham khảo thêm
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến hành trình đổi mới giáo dụcTừ tư tưởng Hồ Chí Minh đến hành trình đổi mới giáo dục
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
BÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂNBÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN