Một tỉnh cấm dạy thêm sau 21h30

Ảnh minh họa.
Tỉnh Ninh Bình cấm việc dạy thêm vào các ngày nghỉ lễ theo quy định, và không dạy thêm quá 21h30 đối những ngày còn lại. Cụ thể, UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực từ ngày 2/5.
Trong đó, tỉnh yêu cầu cơ sở tổ chức dạy thêm bố trí mỗi lớp học thêm không quá 40 học sinh; không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày lễ, Tết trong năm theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các khoảng thời gian trước 7h, từ 11h30 đến 13h30 và sau 21h30 hằng ngày.
Mỗi lớp học thêm học không quá 2 giờ một ngày và có thời gian cho học sinh nghỉ giữa buổi.
Các cơ sở dạy thêm phải tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm của người lao động; đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, nước uống, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh theo quy định.
UBND tỉnh Ninh Bình quy định trách nhiệm của hiệu trưởng phải cập nhật, công khai danh sách giáo viên của đơn vị tham gia dạy thêm ngoài nhà trường trên trang thông tin điện tử của trường (bao gồm họ và tên giáo viên, môn dạy thêm, tên và địa chỉ các cơ sở tham gia dạy thêm).
Vào đầu mỗi học kỳ và cuối năm học, hiệu trưởng trường phải báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp danh sách giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường…
Thông tư 29 về quản lý dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 14/2. Quyết định của tỉnh Ninh Bình cụ thể hóa thông tư này.
Các quy định áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trước đó, Tp.HCM cũng dự kiến cấm các cơ sở dạy thêm hoạt động sau 20h nhằm đảm bảo sức khỏe học sinh.
Sửa các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 2, ngày 25/4, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiến hành thẩm tra dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nêu rõ, mục đích ban hành Luật nhằm thực hiện chủ trương, yêu cầu của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Quan điểm xây dựng Luật là thể chế hoá đầy đủ các chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm đồng bộ, liên thông và đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rõ trách nhiệm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành) với các nội dung cơ bản như: Sửa đổi các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
xem thêm!
Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) lên tiếng vụ ca sĩ Duy Mạnh kiện đòi bồi thường 2,5 tỷ đồng
Vụ chiếc xe Mercedes-Benz S 450 L của ca sĩ Duy Mạnh bị cháy dẫn đến kiện tụng có tình tiết mới, khi Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) tiếp tục lên tiếng sau khi chủ xe tỏ ra không đồng tình với lời giải thích ban đầu.
MPV cho biết, kết quả kiểm tra của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an xác định nguyên nhân cháy "là do trên đường dây điện lắp đặt phía sau động cơ đã xảy ra sự cố chạm chập điện (ngắn mạch)".
Theo hãng, kết luận giám định này không chỉ rõ nguyên nhân gốc rễ của sự cố chập mạch và sự cố cháy, đồng thời không có đánh giá hoặc kết luận nào cho rằng vụ cháy bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật của xe.
xem thêm!
Trúc Chi (t/h)